Qua đời Hoàng_Thị_Hồng

Trong một dịp về thăm quê, thấy dân quê mình lầm than, Hoàng phi khuyến khích nhân dân phát triển trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa; tổ chức cứu giúp nhiều người bất hạnh, dựng vợ gả chồng cho nhiều đôi lứa... Thấy dân chưa có chợ phải đi rất xa để mua bán, trao đổi hàng hóa, Hoàng phi liền giúp dân xay chợ Cẩm Chế, đắp đường, bắc cầu, khơi thông sông từ Đồng Bẽ, qua Minh Đình, Ao Vang lên chợ để mở rộng thông thương hàng hóa. Nhờ đó, quê bà trở thành một trung tâm trao đổi hành hóa lớn nhất vùng.[1]

Trước khi về thăm quê, Bà đã có thai với nhà vua nhưng không biết. Trên đường trở lại kinh thành, khi nghỉ chân ở một quán nhỏ xứ Kinh Bắc, bà hàng nước tâu rằng: “Đức Bà đã có thai với nhà vua, nếu không báo với quan Thái giám thì sẽ mắc tội”. Lo sợ đức Vua hiểu nhầm mình thất tiết trong thời gian về quê, và nếu không thanh minh được sẽ liên lụy đến nhiều người, bà quây màn tắm và tự vẫn dưới hồ, Thị tỳ tìm mãi không thấy thi hài. Bà mất khi vừa tròn 20 tuổi.[1] Có tài liệu cho rằng, nơi bà mất rất linh thiêng nên nhân dân quanh vùng lập đền thờ cúng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa xác định rõ nơi bà qua đời.[1]

Được tin Bà mất, nhà vua tức giận. Trong lúc vừa mất vợ, vừa mất con, vua lập tức sai lính về chợ Cẩm Chế để xóa đi hình ảnh của bà. Về sau, khi được biết Bà mất tại nơi đất khách quê người, cảnh quân lính đốt chợ, dân làng nơi quê hương bà lập biểu tâu trình với nhà vua. Nhà vua thấy rõ ngọn nguồn, thương tiếc người vợ hiền thông minh, xinh đẹp và đức độ, cho lập lại chợ khang trang, to lớn hơn; đồng thời, cho dựng đền thờ bà hướng ra chợ. Cũng có ý kiến cho rằng, sau khi đốt chợ, vào một đêm, vua mộng thấy bà về trách cứ nên đã cho dựng lại chợ và lập đền thờ bà.[1]

Chợ do bà dựng được dân trong vùng gọi là chợ Cháy, là chợ lớn nhất thuộc khu Hà Bắc, huyện Thanh Hà, đến nay vẫn đông vui như suốt hơn 800 năm qua.[1] Chợ họp liên tục các ngày trong tháng, trong đó, cứ 5 ngày lại có một phiên chính.

Mặc dù mất sớm, khi mới tròn 20 tuổi, lại chưa có con, nhưng đời vua kế nghiệp đã phong sắc cho bà là Lý triều Hoàng Thái Hậu.

Liên quan